Những câu chuyện huyền bí về lời nguyền được khắc trên bãi đá cổ ở Sa Pa thu hút du khách khi khám phá vùng đất nguyên sơ này.
Với khí hậu ôn hòa quanh năm, Sa Pa, Lào Cai đang là một điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế bởi khí hậu trong lành, phong cảnh tươi đẹp. Ở độ cao 1.650 m so với mực nước biển, Sa Pa quyến rũ và mê hoặc lòng người bởi một ngày có 4 mùa, những thửa ruộng bậc thang ngập chìm trong mây, ẩn hiện dưới chân đỉnh Fansipan hùng vĩ. Ngoài ra, nơi đây cũng lưu giữ những nét văn hóa cổ xưa đầy bí ẩn.
Xen lẫn giữa những thửa ruộng bậc thang ngút ngàn của người dân tộc Dao, Mông là bãi đá cổ với những hình chạm khắc khác nhau. Bãi đá cổ với trên 200 tảng đá lớn nhỏ nằm rải rác là dấu tích còn lại của người tiền sử.
Bãi đá cổ được nhà khảo cổ người Pháp phát hiện vào năm 1925, nằm ngổn ngang bên dòng suối Hoa. Trên những phiến đá chạm khắc hoa văn trang trí, hình người, ruộng bậc thang, nhà sàn hay cả dấu vết của chữ viết. Theo một số tài liệu lịch sử và dân tộc học, các hình chạm khắc đều rất khúc triết, rõ ràng về thời kỳ nguyên sơ, khi con người còn phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên.
Những nét chạm khắc trên phiến đá còn rất đơn giản, nhưng để giải mã được điều đó vẫn đang là thách thức đối với những nhà nghiên cứu. Người ta cho rằng mỗi phiến đá đều lưu giữ một câu chuyện về đời sống, sinh hoạt, văn hóa của người cổ xưa.
Còn đối với những người dân bản địa, quần thể bãi đá cổ Sa Pa là "thư viện trời", là quyển sách lớn nhất của tổ tiên để lại. Các viên đá tập trung thành hai bãi lớn. Bãi thứ nhất nằm cạnh bản Pho, bản người Mông cuối dòng suối Hoa. Số lượng đá ở đây không nhiều nhưng là những khối đá lớn nhất, có khối dài lên tới 12 m. Một số phiến đá lớn có hình chạm khắc dày đặc và đa dạng.
Bãi đá thứ hai nằm giáp ranh hai xã Hầu Thào và Lao Chải, là bãi đá rộng nhất với trên 100 khối to nhỏ khác nhau. Nơi đây có những hình khắc chỉ xuất hiện duy nhất một lần.
Với những người dân nơi đây, từ thời tổ tiên cha ông vẫn truyền lại những câu chuyện mang tính thần thoại về lời nguyền được khắc trên bãi đá như tục phải tế thần núi rừng vào các dịp lễ... Nếu trái với lời nguyền, con cháu sẽ bị trừng phạt.
Không biết thực hư thế nào, nhưng người dân ở đây chỉ biết kể lại câu chuyện ấy cho con cháu đời sau, còn những hình khắc và lời nguyền thì cả bản không thể lý giải. Hàng chục năm qua, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã đến với bãi đá cổ ở Sa Pa để mong tìm được câu trả lời chính xác cho những hình khắc bí ẩn.
Xen lẫn giữa những thửa ruộng bậc thang ngút ngàn của người dân tộc Dao, Mông là bãi đá cổ với những hình chạm khắc khác nhau. Bãi đá cổ với trên 200 tảng đá lớn nhỏ nằm rải rác là dấu tích còn lại của người tiền sử.
Bãi đá cổ đang là điểm hút khách trong dịp lễ kỷ niệm 110 năm du lịch Sa Pa. Ảnh: Anh Phương
Bãi đá cổ được nhà khảo cổ người Pháp phát hiện vào năm 1925, nằm ngổn ngang bên dòng suối Hoa. Trên những phiến đá chạm khắc hoa văn trang trí, hình người, ruộng bậc thang, nhà sàn hay cả dấu vết của chữ viết. Theo một số tài liệu lịch sử và dân tộc học, các hình chạm khắc đều rất khúc triết, rõ ràng về thời kỳ nguyên sơ, khi con người còn phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên.
Những nét chạm khắc trên phiến đá còn rất đơn giản, nhưng để giải mã được điều đó vẫn đang là thách thức đối với những nhà nghiên cứu. Người ta cho rằng mỗi phiến đá đều lưu giữ một câu chuyện về đời sống, sinh hoạt, văn hóa của người cổ xưa.
Còn đối với những người dân bản địa, quần thể bãi đá cổ Sa Pa là "thư viện trời", là quyển sách lớn nhất của tổ tiên để lại. Các viên đá tập trung thành hai bãi lớn. Bãi thứ nhất nằm cạnh bản Pho, bản người Mông cuối dòng suối Hoa. Số lượng đá ở đây không nhiều nhưng là những khối đá lớn nhất, có khối dài lên tới 12 m. Một số phiến đá lớn có hình chạm khắc dày đặc và đa dạng.
Bãi đá thứ hai nằm giáp ranh hai xã Hầu Thào và Lao Chải, là bãi đá rộng nhất với trên 100 khối to nhỏ khác nhau. Nơi đây có những hình khắc chỉ xuất hiện duy nhất một lần.
Với những người dân nơi đây, từ thời tổ tiên cha ông vẫn truyền lại những câu chuyện mang tính thần thoại về lời nguyền được khắc trên bãi đá như tục phải tế thần núi rừng vào các dịp lễ... Nếu trái với lời nguyền, con cháu sẽ bị trừng phạt.
Những cô gái dân tộc Mông trong những trang phục sặc sỡ ở Sa Pa. Ảnh: Anh Phương.
Không biết thực hư thế nào, nhưng người dân ở đây chỉ biết kể lại câu chuyện ấy cho con cháu đời sau, còn những hình khắc và lời nguyền thì cả bản không thể lý giải. Hàng chục năm qua, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã đến với bãi đá cổ ở Sa Pa để mong tìm được câu trả lời chính xác cho những hình khắc bí ẩn.
Post a Comment